Long An hút dòng tiền, nhiều dự án nhà ở đón 'sóng'
Thu hút FDI trong top 10 cả nước Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Long An nằm trong top...
Thu hút FDI trong top 10 cả nước
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Long An nằm trong top 10 tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và dẫn đầu thu hút nguồn vốn này tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Toàn tỉnh thu hút được hơn 810 triệu USD vốn đăng ký cấp mới, vốn tăng thêm và vốn góp trong năm 2020.
Đây là kết quả tích cực cho Long An sau 29 năm kể từ thời điểm bắt đầu cấp giấy phép cho đầu tư dự án nước ngoài đầu tiên (năm 1992). Kể từ đó, số lượng các dự án FDI tại tỉnh này tăng bằng lần qua từng giai đoạn, thu hút vốn từ 40 quốc gia và vùng lãnh thổ… Lũy kế tổng vốn đầu tư đăng ký từ 1992 đến nay đạt 8,45 tỷ USD, tương ứng hơn 1.200 dự án cấp mới.
Long An được đầu tư hạ tầng đồng bộ. Ảnh: TLG |
Cùng với sự tăng trưởng của làn sóng FDI, Long An cũng trở thành “cái nôi” của thị trường bất động sản (BĐS) khu công nghiệp (KCN) khu vực phía Nam. Tỉnh có 32 KCN được quy hoạch với diện tích hơn 11.500 ha và 62 cụm công nghiệp, diện tích hơn 3.100 ha. Tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 90%. Các KCN tập trung chủ yếu tại vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, giáp TP HCM như Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc và TP Tân An. Nhiều KCN được chú trọng phát triển nhằm đón sóng đầu tư trong thời gian tới như KCN Long Hậu III (giai đoạn 1), KCN Đông Nam Á, KCN IDICO Hựu Thạnh, 2 cụm công nghiệp Hải Sơn ở huyện Đức Hòa và Cần Giuộc... Mới đây, Thủ tướng cũng quyết định bổ sung 3 KCN mới vào quy hoạch phát triển các KCN của tỉnh đến 2020, gồm KCN Sài Gòn - Mekong (200 ha, huyện Bến Lức); KCN Tân Tập (654 ha, huyện Cần Giuộc); KCN Lộc Giang (466 ha, huyện Đức Hòa).
Giới chuyên gia và nhà đầu tư đặt nhiều kỳ vọng vào xu hướng phát triển thị trường nhà ở cạnh KCN tại tỉnh này. Bởi, một mô hình phát triển KCN bền vững sẽ bao gồm KCN và khu đô thị. KCN tạo việc làm cho lực lượng lao động và thúc đẩy kinh tế địa phương, tạo ra nhu cầu sinh sống cho công nhân, chuyên gia, quản lý xí nghiệp... Khu đô thị sẽ cung cấp nhiều giải pháp nhà ở, tiện ích đa dạng, thu hút dân cư đến lập nghiệp và tạo thành một cộng đồng bền vững cộng hưởng cho KCN. Xu hướng này cũng gắn liền với Nghị định 82 của Chính phủ quy định về quản lý KCN và khu kinh tế nhằm hình thành khu vực đồng bộ về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, gắn kết giữa phát triển KCN với quá trình đô thị hóa tại các địa phương.
Hạ tầng phát triển, các dự án nhà ở có vị trí chiến lược hút đầu tư
Một số địa bàn của tỉnh như Cần Giuộc, Đức Hòa đang có nhiều ưu thế hạ tầng khi được lên kế hoạch đầu tư nhiều dự án giá trị hàng nghìn tỷ đồng. Tại Cần Giuộc, dự án đường Long Hậu (Nhà Bè) - ĐT826E (Cần Giuộc) được rà soát đầu tư với số vốn 5.100 tỷ đồng. Kế đến là tuyến đường song song Quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh) - đường trục động lực (Cần Giuộc) với tổng chiều dài hơn 8,6 km, kinh phí 4.300 tỷ đồng. Một công trình trọng điểm của Long An giai đoạn 2021 - 2025 là đường 827E dài 35 km, điểm đầu tại xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc và điểm cuối tại ranh giới Long An – Tiền Giang. Mức đầu tư dự kiến hơn 16.500 tỷ đồng.
Tại Đức Hòa, TP HCM cũng đưa vào quy hoạch đường Võ Văn Kiệt nối dài kết nối với tuyến đường tỉnh 822, 823, 823B, 825 (Đức Hòa) với tổng kinh phí 3.300 tỷ đồng; đường Nguyễn Văn Bứa (Hóc Môn) - ĐT824 (Đức Hòa), tổng vốn 2.800 tỷ đồng. Ngoài ra, Long An còn mở đường mới (Đức Hòa), dài khoảng 7,5 km kết nối với phía Tây Bắc TP HCM từ đường Nguyễn Thị Tú, đường Vĩnh Lộc với tổng kinh phí khoảng 6.400 tỷ đồng.
The Sol City vừa được giới thiệu ra thị trường. Ảnh: TLG |
Không phải ngẫu nhiên, Cần Giuộc và Đức Hòa được ưu tiên đầu tư hạ tầng. Hai huyện này giáp ranh trực tiếp với TP HCM, được quy hoạch trở thành đô thị vệ tinh của TP HCM và tương lai là vùng kinh tế trọng điểm của Long An. Với lợi thế đó, nhiều chủ đầu tư đã nhanh chóng nắm bắt và tìm kiếm quỹ đất khu vực này; xây dựng dự án có vị trị chiến lược thuận lợi, gần các KCN, khu chế xuất; hạ tầng giao thông nội, ngoại khu đồng bộ... nhằm thu hút giới đầu tư và người có nhu cầu ở thật. Một số dự án khu đô thị lớn được kể đến như khu đô thị Đức Hòa, J-Dragon…
Mới đây nhất, Thắng Lợi Group giới thiệu ra thị trường dự án The Sol City (Cần Giuộc, Long An) – Thành phố vệ tinh Nam Sài Gòn, diện tích 103 ha. Dự án được kết nối trực tiếp các dự án hạ tầng như Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Cao tốc TP HCM - Trung Lương, Đại lộ Võ Văn Kiệt nối dài, Vành đai 3, 4, Quốc lộ 50, Quốc lộ 1A, Metro 3A, tuyến đường sắt TP HCM - Cần Thơ, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận … Giai đoạn một, Thắng Lợi Group ra mắt phân khu đầu tiên có tên The Sol Center diện tích 36 ha, bao gồm 975 sản phẩm nhà phố vườn và sông, nhà phố thương mại, biệt thự, nền nhà phố và nền shophouse... Chủ đầu tư cho rằng với các yếu tố sẵn sàng về hạ tầng, vị trí chiến lược giàu tiềm năng, The Sol City sở hữu sức hút mạnh mẽ tại khu vực phía Tây TP HCM.
Ý kiến bạn đọc